Những nguyên tắc khi bốc bát hương thờ cúng

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được ngoại trừ, tức là người không có pháp lập lư hương vẫn được linh ứng. Ví dụ: Người được Bồ Tát, Thánh, Thần, Cửu huyền thất tổ, báo mộng, chỉ dẫn cho cách lập bát hương…

Trên ban thờ của bất kỳ gia đình nào hay ban thờ ở những nơi thờ cúng linh thiêng như đền, chùa, miếu,…luôn có một lư hương đặt ở chính giữa ban thờ. Việc đặt lư hương khi thờ cúng không phải là chuyện đơn giản, cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định.
CHUẨN BỊ KHI LẬP LƯ HƯƠNG

Khi lập một lư hương (bát hương) để thờ cúng, thì phải chuẩn bị:

1. Một lư hương phù hợp về thẩm mỹ (có người thích họa tiết trang trí xung quanh lư hương là màu vàng, có người lại thích màu xanh, người có điều kiện kinh tế thì chọn bát hương bằng đồng, bằng ngọc…). Bát hương phải phù hợp với không gian nơi thờ cúng (ban thờ nhỏ thì lư hương không nên to quá, hoặc ban thờ to thì bát hương không nên bé quá).

2. Tro: dùng rơm sạch hoặc trấu (vỏ lúa) để đốt lấy tro đều được.

3. Bài vị + giấy trang kim

4. Bát Bảo hoặc Ngọc Bội, Ngọc Trai.

5. Tiền xu, vàng lá, tiền giấy thật.

6. Hương thơm
Ý NGHĨA CỦA BÁT HƯƠNG

Tro là hành thổ có tính thu nhiếp, nuôi dưỡng, sản sinh, biến hóa. Trong ngũ hành, thống lĩnh quần hùng. Câu nói “Nhất Thủy nhì Hỏa” cũng chính là ý này. Nhưng Hỏa còn bị thổ thu nhiếp (vì Hỏa sinh Thổ). Thủy còn bị Thổ khống chế (Thổ lại khắc Thủy). Bởi vậy nên Thổ được coi là biểu tượng sức mạnh thu, phát năng lượng.
Bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên

Tro dùng để lập bát hương phải là được tạo thành từ những nhiên liệu đốt cháy được biến hóa thành, trong trạng thái tơi, xốp, mịn, thơm và sạch sẽ. Như vậy, theo đó thì không thể dùng gạo hoặc là cát, để cho vào trong bát hương.

Trong cõi tâm linh thì:

– Lư hương: chính là kết cấu của một ngôi nhà
– Tro: là thành phần nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh
– Bài vị + giấy trang kim: là nơi thờ cúng ở trong ngôi nhà đó
– Bát bảo (không phải là Thất bảo) là các đồ tự khí trên bàn thờ
– Tiền xu, vàng lá, tiền giấy thật: là các đồ lễ phẩm ở trên ban thờ
– Hương thơm để kết nối đường truyền tâm linh
– Đọc Pháp chú: để triệu thỉnh người được thờ phụng về chứng giám và ám nhập (thì mới có linh ứng)

Như vậy ta có thể hiểu rằng lư hương giống như một ngôi nhà dành cho người cõi âm, mà các đồ vật ta đặt vào trong lư hương đó có ý nghĩa như đã nói ở trên. Ta cũng hiểu rằng người không có pháp thì không thể tự mình lập lư hương được (dẫu có thành tâm đến mấy cũng vậy thôi). Một khi đã lập lư hương không có pháp thì chỉ chiêu ma, gọi quỷ, không bao giờ linh ứng, không khi nào gia chủ được yên ổn.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được ngoại trừ, tức là người không có pháp lập lư hương vẫn được linh ứng. Ví dụ: Người được Bồ Tát, Thánh, Thần, Cửu huyền thất tổ, báo mộng, chỉ dẫn cho cách lập bát hương…
Bàn thờ có nhiều bát hương
Ban thờ có thể có nhiều bát hương

Trong lư hương có thể có một hoặc nhiều bài vị, ý nghĩa giống như trong nhà có đặt nhiều ban thờ. Bài vị thờ ai trong lư hương thì người đó thường xuyên giáng phó linh sàng. Người chỉ được khấn Nôm mời về không có bài vị thì giống như vị khách được mời, đến rồi đi, không ở lại.

Hiểu được nguyên tắc lập lư hương, đối với người làm thầy thì giúp cho chúng sanh bá tánh tạo lập được nhiều công đức (vì bát hương linh ứng). Người bình thường nhờ am hiểu luật giới cõi âm mà nếu có mời thầy về lập lại lư hương cho gia đình, cũng biết đâu là thầy có năng lực, đâu là thầy bà tào lao vô đức, vô năng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *