Những ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu con ở Việt Nam

Lễ vật “” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến , bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Trước khi điểm danh những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về chúng ta cần tìm hiểu xem liệu việc cầu con có thực sự linh nghiệm hay nó mang một ý nghĩa như thế nào?

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Thường chúng ta cũng nửa tin nửa ngờ về những việc tâm linh cầu con này. Có những người lại tin tưởng một cách tuyệt đối còn có những người lại không tin nhưng do những góp ý của gia đình, người thân, bạn bè… thì phấn lớn những gia đình hiếm muộn đường con cái đều tìm đến những nơi có tiếng là linh thiêng để cầu nguyện bề trên phù hộ cho họ có được con cái. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống. Nên việc đến các điểm mà mình tin là linh thiêng để cầu con trước tiên là hướng chính chúng ta tới cái chân thiện mỹ và sau đó là giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin về việc chúng ta mong muốn có được.

Chúng tôi viết bài này không hề cổ vũ cho việc hoàn toàn tin vào tâm linh mà đi ngược lại sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc chữa trị vô sinh, hiếm muộn. Những địa điểm nêu bên dưới ít nhiều có thể giúp các bạn thêm niềm tin để sớm có được thành quả của hôn nhân giúp gia đình vui vẻ và êm ấm.

PGS.TS.Ninh Văn Minh (Trưởng khoa Sản – bệnh viện Đại học Y Thái Bình) cho biết “Cầu con chỉ là liệu pháp tâm lý điều trị hiếm muộn”

sau đây là danh sách “Những ” được nhiều người tin tưởng.

1: ở Hương Sơn – Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.
Điều gì làm nên một chùa Hương say đắm lòng người

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh được nhiều người tin tưởng để cầu sức khỏe, công danh, tài lộc… và cũng là 1 trong số những điểm hiếm hoi để cầu con ở Miền Bắc. Nhưng để cầu con ở chùa Hương cũng có những quy tắc cụ thể và trình tự đi cầu tự. chúng tôi có một bài viết riêng về ” Quy trình đi cầu tự ở chùa Hương “. Bài viết giới thiệu rất cụ thể về việc cầu tự ở đây như: Địa điểm, lễ vật, cách hành lễ ….

2: Đền Sình ở Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.

3: Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.

4: Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.

5: Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *