Đi chùa lễ Phật đầu năm một nét đẹp truyền thống lâu đời
Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến. Đó chính là điều mà ai ai cũng mong hướng đến.
Đi chùa lễ Phật đầu năm là nét đẹp truyền thống từ lâu đời của người Việt Nam chúng ta. Lên chùa để hướng về cõi Phật, cầu mong mưa thuận gió hòa, gửi gắm mong ước khỏe mạnh, mọi sự đều tốt đẹp. Qua một năm làm ăn vất vả, đây cũng là lúc lên chùa để được thư thái tâm hồn, gửi những mơ ước đời thường về nơi cực lạc. Cái ước ao rạt đỗi con người ấy cộng với cõi Phật linh thiêng đi suốt năm tháng, là niềm tin để giúp chúng ta vượt qua mọi chông gai trong suốt cuộc đời.
Phong tục đi chùa ờ mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mỗi năm theo chu kỳ đều có nét đẹp riêng và mỗi người đều có những kỷ niệm riêng gắn liền với những ngôi chùa cổ kính. Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nên ai ai cũng nghĩ nhiều đến việc thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc, một số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới đức linh thiêng, tổ tiên, dòng tộc.
Đi vãn cảnh chùa hành hương đầu năm trong tiết xuân thiêng liêng, thuần khiết mục đích là hướng con người ta tới cảnh đẹp, cái đẹp, con người hòa quyện với thế giói thiên nhiên và gần gũi nhau, bỏ qua mọi điều xấu, sống hướng thiện, làm điều tốt để có nhân quả tổt. Việc lễ cao, cỗ đầy, đi nhiều chùa… không giúp cho ta trả được nghiệp báo đã tạo nên mà việc đắc quả, hưởng phúc là do chúng ta thực hành hàng ngày trong cuộc sống.
Phật dạy phải biết tu tâm dưỡng tính, tránh xa các việc xấu, sống thanh thản, an vui. Luật nhân quả trong đạo Phật đặc biệt chú trọng sự chuyển hóa từ cái xấu trong quá khứ để tổt lên bằng sự nỗ lực hướng tới sự tốt đẹp, đặc biệt là tính tích cực về tinh thần, niềm tin mong mỏi sự chuyển hóa để phấn đấu đến sự tốt đẹp.
Phật giáo hướng con người trở về nội tâm của mình, ăn năn sám hối lỗi lầm (mặc dù lỗi lầm có khi mình không biết) giúp con người hướng tới điều thiện tích cực hơn…
Do đó, có tâm Phật độ, có điều kiện thì nên đi chùa để cho tâm thanh thản; còn không thì gần đâu lễ đó, lễ tại gia sao cho có tâm là được. Việc bày biện cúng lễ, đi chùa để kêu cầu hưởng lộc nhưng không có tâm thì chỉ giúp làm bận rộn mà không giải quyết được việc gì. Lại càng không phải cứ mâm cao, cỗ đầy… đi lên chùa mới được đắc quả, hưởng nhiều bảng lộc.
Một đời người, ai cũng có may, có rủi, có vận tốt và vận xấu. Tuy nhiên, không có số phận nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Phật luôn dạy chúng ta về nhân quả, nghĩa là các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tổt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Thực hiện các nghi lễ tại chùa, vãn cảnh chùa nói chung và cúng sao giải hạn nói riêng, mục đích chính là hướng niềm tin của con người vào những điều tổt đẹp, nhắc nhờ chúng ta và trợ giúp tinh thần cho chúng ta trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa ta làm điều xấu. Khi có niềm tin, hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp báo và hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến. Đó chính là điều mà ai ai cũng mong hướng đến.
Leave a Reply