Người nhẫn nhục không phải là rùa rút đầu
Thế giới vốn không viên mãn, không viên mãn sẽ sinh ra không như ý, không như ý sẽ sinh ra nhục. Trong nhà Phật, mọi thứ không như ý đều là nhục, mọi nỗi thống khổ đều là nhục. Ai cũng đều có nhục, trừ Phật Thích Ca Mâu Ni.
Có một người thanh niên tính tình rất nóng nảy, thường đánh nhau với người khác, mọi người đều không thích anh ta. Có một hôm, người thanh niên này vô tình dạo chơi tới Đại Đức tự, may mắn nghe được vị thiền sư thuyết pháp. Anh ta nghe xong phát nguyện sửa chữa tội lỗi, liền nói với thiền sư: “Sư phụ, sau này con sẽ không đánh nhau với người khác nữa, để tránh người ta thấy là đã chán nản, nếu như người khác nhổ vào mặt con, con cũng sẽ nhẫn nại mà lau đi, im lặng mà chịu đựng!”
Thiền sư nghe xong lời người thanh niên, cười mà nói: “Hà tất phải thế? Cứ để nước bọt tự nó khô đi, hà tất còn phải lau sạch?”
Người thanh niên nghe xong, có chút kinh ngạc liền hỏi thiền sư: “Sao có thể thế được? Tại sao phải nhẫn nhịn như vậy?”
Thiền sư đáp: “Thế thì có gì mà không thể nhẫn nhịn, con hãy xem đó như con côn trùng đậu trên mặt, không đáng đánh nhau với nó, tuy là bị nhổ nước bọt, nhưng cũng chẳng có gì là nhục nhã, cứ mỉm cười mà tiếp nhận thôi.”
Người thanh niên lại hỏi: “Nếu như đối phương không phải là nhổ nước bọt, mà dùng nắm đấm đấm vào, thì phải làm sao?”
Thiền sư đáp: “Thế chẳng phải cũng giống nhau ư!. Không cần phải chú ý! Chẳng qua là nắm đấm mà thôi.”
Người thanh niên nghe xong, cho rằng thiền sư nói thật chẳng có đạo lý nào như thế, cuối cùng không nhẫn nại được, giơ tay đấm vào đầu thiền sư và hỏi: “Hòa thượng, nay phải làm thế nào?”
Thiền sư rất quan tâm nói: “Đầu của ta cứng như đá, chẳng có cảm giác gì, nhưng tay con có |ẽ đau lắm?”
Người thanh niên ngẩn người ra, thực không biết nói sao, lửa giận cũng nguôi đi, trong tâm giác ngộ.
Thiền sư nói với thanh niên chính là về “nhẫn nhục” và lấy thân mình làm gương, người thanh niên từ đó tỉnh ngộ. Trong lòng thiền sư không có nhục, lửa giận của người thanh niên không mảy may tổn hại đến nửa sợi tóc của ông. Đây gọi là lý tướng nhẫn nhục.
“Kinh Kim Cang” muốn chúng ta khi nhẫn nhục phải ly tứ tướng: “Tu Bồ đề. Nhẫn nhục Ba la mật. Như Lai thuyết pháp nhẫn nhục ba la mật. Thị minh nhẫn nhục ba la mật. Hà dĩ cố. Tu bồ đề. Vô ngã tướng. Vô nhân tướng. Vô chúng sinh tướng. Vô thọ giả tướng. Thị cố tu bồ đề, bồ tát ứng ly nhất thiết tướng” Ớ đây nói tới: Nhẫn nhục cũng là thừa, căn bản không có nhục, thì ngươi nhẫn cái gì? Hành bồ tát đạo, thì phải giác ngộ, bình đẳng, từ bi. Chịu nhục sinh sân, bận rộn lo tính, thì có gì đáng nói là từ bi?
Nhưng nói gì thì nói, trong hiện thực khi gặp những khúc mắc và đả kích, mọi người vẫn để sân niệm nổi lên, lửa giận thiêu đốt, khi đó, muốn bỏ giới nhẫn nhục của Phật tổ.
Nhẫn nhục không phải là khiến bạn thành con rùa rụt đầu mà phải học tinh thần của con rùa. Nhẫn nhục không nhất định là sẽ thành Phật nhưng nhẫn nhục có thể tiêu giải cho bạn rất nhiều phiền não.
Thế giới vốn không viên mãn, không viên mãn sẽ sinh ra không như ý, không như ý sẽ sinh ra nhục. Trong nhà Phật, mọi thứ không như ý đều là nhục, mọi nỗi thống khổ đều là nhục. Ai cũng đều có nhục, trừ Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trong xã hội phát triển, khoa học tiến bộ, mức sống nâng cao nhưng duy chỉ có nhục của con người vẫn giống như xưa, không có thay đổi. Con người hiện đại không vì sự giàu có vật chất mà giảm bớt thống khổ, ngược lại, lo lắng và buồn khổ ngày càng nhiều hơn!
Vậy hậu quả của việc chịu nhục là gì? Là sân tâm! Sân tâm là tâm ghét bỏ, giận dữ sinh ra trong mọi nghịch cảnh, là gốc rễ của nghiệp ác. Khi tâm sân hận của một người đến thì lửa giận vô minh của người đó sẽ thiêu đốt chính anh ta đến đứng ngồi không yên, lúc nào những lời nói ra hoặc những việc làm ra cũng gây tổn hại cho người khác.
Nhẫn nhục là để trị tâm sân hận. “Kinh Kim Cang” nói mọi pháp hành thành đều do nhẫn, không có nhẫn nhục thì giới bố thí cũng không có thành tựu, có thể thấy tính quan trọng của nhẫn nhục. Các đại đức cao tăng cho rằng “nhẫn nại” không giống với “nhẫn nhục” của lục độ, nhẫn nhục không có “nhân tướng”, “ngã tướng”, nhẫn nại chỉ là quân tử báo thù, mười năm chưa muộn mà thôi.
Thực ra nhẫn nại cũng không phải là không thể. Đã không thể dễ dàng nhẫn nhục thì cũng đem cái nhục về để từ từ nghiên cứu nó, xem xem cái nhục đó là thứ gì. Có nhiều lúc, khi bạn muốn nghiên cứu nó, bạn căn bản đã không tìm thấy cái nhục nữa rồi.
Leave a Reply