Cách chuyển cữu và lễ yết tổ
Chủ tang và con của người chết vào làm lễ cáo yết thay người chết lễ bốn lạy không cầm gậy, rồi lùi xuống một bước cầm gặy lên, lễ bốn lạy nữa (bốn lạy sau này là lạy cho bản thân mình). Xong lại rước hồn bạch, hay linh cữu về linh toạ.
Lễ chuyển cữu
Trước khi đem linh cữu đi an táng vài ba giờ hoặc nửa ngày, hoặc vào buổi sớm hoặc vào ban đêm, người ta làm lễ chuyển cữu, nghĩa là xoay linh cữu. Nguyên lễ là rước quan tài sang chầu tổ miếu (hay nhà thờ gia tộc), nhưng nhà chật hẹp không mấy người rước quan tài, chỉ có rước hồn bạch, nhà đại gia thì phong áo mũ đại trào rước sang.
Khi bắt đầu chuyển cữu thì con chau xúm quanh linh cữu nhắc lên đặt xuống ba lần sau khi làm lễ Cáo vong và Cáo tổ.
Trước khi chuyển cữu, người Chủ tang quỳ trước linh cữu hướng lên bàn thờ Tổ Tiên và linh cữu đặt ngay trước đó khấn rằng: Ngày này tốt đẹp, xin Tổ tiên cho phép, xin vong linh cha hay mẹ thuận ý để rước linh cữu đi mai táng vào giờ X hay giờ nào đó. Đoạn lạy 2 lạy, trong khi đó con cháu quỳ phía sau cũng lạy theo, xong rồi chuyển cữu như đã nói ở trên.
Lễ yết tổ
Thủ tục khiêng linh cữu và hồn bạch tới nhà thờ tổ gọi là lễ yết tổ, nhằm mục đích để người chết tới cáo yết tổ tiền. Khi rước linh cữu hoặc rước hồn bạch sang nhà thờ tổ, người trưởng tộc thắp hương khấn với tổ tiên để báo tin người chết tới yết tổ.
Chủ tang và con của người chết vào làm lễ cáo yết thay người chết lễ bốn lạy không cầm gậy, rồi lùi xuống một bước cầm gặy lên, lễ bốn lạy nữa (bốn lạy sau này là lạy cho bản thân mình). Xong lại rước hồn bạch, hay linh cữu về linh toạ.
Lễ yết tổ có trầu rượu. Nhà đại gia thường, có ban nhạc lễ tư văn trợ tế. Những nhà không có nhà thờ tổ tiên riêng biệt thì tang chủ thường dâng trầu rượu, lễ khấn gia tiên, và khiêng xoay linh cữu một vòng rồi lại đặt về nguyên chỗ cũ, với ý nghĩa như người chết có hành động đi yết tổ.
Chuyển cữu thì phải do chính con cháu trong nhà đích thân bắt tay vào khiêng.
Leave a Reply