Dấu hiệu để nhận biết bạn có “duyên âm”

Trường hợp khác không cần lọt vào các cung giờ linh thiêng mà do bạn vô tình đi ngang nghĩa trang hoặc đám tang, nhìn vào di ảnh, rồi khen họ (đẹp mà chết trẻ uổng quá, tội nghiệp quá…) thì có khả năng họ sẽ theo bạn.

Nhiều người gặp rắc rối trong chuyện tình duyên, hay bỗng dưng gia đình lục đục, những lúc như thế họ hay lo chuyện có “người âm” theo. Dưới đây là 9 dấu hiệu để nhận biết đúng là bạn có “” hay bị “vong theo” không.

Theo thầy Nguyễn Xuân Điều, Trưởng bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh thuộc Trung tâm UNESSCO – Văn hóa các dòng họ và gia đình Việt Nam, cơ thể người có cấu trúc gồm 2 thành phần: Cơ thể vật lý, tức là thân xác, có cấu trúc tế bào. Và cơ thể hào quang, hay còn gọi là “khuôn mẫu năng lượng sinh học”, là các lớp ánh sáng bao quanh cơ thể sống.

Hào quang này sẽ mất khi con người ta trở về cõi chết. Khi người ta chết, thân xác vật lý tan rã, các tế bào không còn khả năng trao đổi chất nữa, đó là cái chết vật lý. Nhưng con người còn một năng lượng “không chết”, hay nói theo cách của dân gian là “sinh linh, linh hồn, vong hồn” vẫn còn mãi.

Vì linh hồn vẫn còn tồn tại sau khi con người đã mất nên theo quan điểm của nhà Phật, “duyên âm” được chia thành 2 loại là “tiền duyên” và “duyên âm”.
Nợ tiền duyên là gì?
Nợ tiền duyên là gì?

TIỀN DUYÊN là mối nhân duyên tình cảm giữa người còn sống và người ở thế giới bên kia từ những kiếp trước vẫn còn ảnh hưởng đến bây giờ. Hoặc ở kiếp trước “họ” và bạn có những mối lương duyên nào đó nhưng không đến được với nhau. Sau khi mất, nếu “họ” chưa thể siêu thoát được vì còn vấn vương sâu đậm tình duyên hoặc vì một lý do nào thì họ sẽ lang thang tìm bạn, gặp được rồi họ sẽ theo bạn đến cùng.

DUYÊN ÂM là tình duyên hiện tại giữa người trần với người ở thế giới bên kia. Thông thường “duyên âm” chỉ xảy ra với một số trường hợp “chết yểu, chết bất đắc kỳ tử, tự tử, chết oan” mà vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy những ký ức trên đời.

Hoặc những người lúc còn sống có dục tính, ham muốn mạnh mẽ dẫn đến sau khi chết, hình dáng “vong linh” của họ biến đổi theo tư tưởng oán hận, ham muốn, thường hay tìm cách trở về cõi trần theo “người cũ” hoặc bám theo ai đó đã vô tình lọt vào mắt xanh của họ (gọi là “hạp vong”).

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu (tác giả cuốn sách Khoa học và vấn đề tâm linh) cho biết, theo Phật giáo, chúng ta có kiếp luân hồi. Khi được chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ những ký ức về kiếp trước. Và khi mất đi, địa vị xã hội không quan trọng, chỉ có tình cảm với người khác là khó quên nhất.
Tình cảm vợ chồng
Thứ khó lý giải nhất trên đời chính là tình cảm

Khi sống, hầu hết con người ai cũng có tình cảm khác giới. Ngoài tình cảm vợ chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau… Vì thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở thành hận tình.

Tình yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) làm cho người trần tục không thể lấy chồng hoặc vợ được. Nếu người trần tục vẫn lấy chồng hoặc lấy vợ được thì “linh hồn” sẽ tìm cách phá hoại.
NHẬN BIẾT NGƯỜI CÓ DUYÊN ÂM

1. Tình duyên trắc trở, yêu ai cũng không thành hoặc không ai thèm để ý đến mình. Nếu có tiến đến hôn nhân cũng tan vỡ không hiểu vì sao…

2. Tính tình bỗng dưng nóng nảy, có nhiều sự thay đổi lạ lùng theo chiều hướng xấu không phải do áp lực gia đình, công việc…

3. Lơ ngơ, thơ thẩn, bần thần như một người hoàn toàn khác không làm chủ được suy nghĩ (không mắc bệnh lý hoặc hồ sơ liên quan đến tâm thần).

4. Thường xuyên xuất hiện những giấc mơ gặp gỡ “người nào đó” lặp lại nhiều lần nhưng chưa hề quen biết.

5. Thỉnh thoảng nghe những lời thì thầm, những câu nói mơ hồ bên tai như muốn xúi giục một điều gì đó.

6. Cảm giác sợ hãi, lạnh lẽo khi nghe thấy kinh kệ hoặc đứng trước di ảnh của Phật, Chúa…

7. Ngủ li bì, cảm thấy trong người mệt mỏi không có sức sống nhưng khám bệnh không tìm ra nguyên nhân.

8. Thường xuyên bị đau nhức một vị trí nào đó trên cơ thể vào ban đêm (thông thường từ 6 giờ tối trở đi) nhưng không phải do bệnh lý gây nên.

9. Trong người bỗng dưng cảm thấy buồn chán không rõ nguyên nhân, cảm thấy muốn tự tử kết liễu cuộc đời.
CÓ BẮT BUỘC PHẢI CẮT DUYÊN ÂM?

Từ trước đến nay nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có “tiền duyên”. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có “tiền duyên”. Chỉ có điều, “tiền duyên” đó ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào. Và “duyên âm” không chỉ xảy ra với nữ giới mà đôi khi xảy ra với cả nam giới.
Cắt duyên âm ở đâu
Có bắt buộc phải cắt duyên âm hay không?

Một trường hợp khác của “duyên âm” theo nghĩa tốt là những mối tương quan trong họ tộc hay còn gọi là cửu huyền thất tổ (những người thân đã mất trong vòng 9 đời). Thông thường, đó là anh, chị, em, cô chú hoặc ông bà đã khuất theo bạn để gia hộ, bảo vệ bạn và trong quá trình ấy đã vô tình chia cắt những người yêu thương bạn (bởi đối với “họ”, người đó được cho là “không tốt”) làm bạn lầm tưởng mình có “duyên âm” xấu.

Tuy nhiên nhiều trường hợp không phải có “duyên âm” mà bị “vong” theo phá, nghĩa là một vong linh vất vưởng nào đó chưa được siêu thoát hoặc lâu năm thành ngạ quỷ “không quen biết, không có bất kỳ mối tương quan” nào trước kia đối với bạn, nhưng bạn lại vô tình “lọt vào mắt xanh” của họ.

Một số trường hợp bị “vong” theo, “hạp vong” là do vô tình đi ngang chỗ ở của người đã mất vào những cung giờ linh thiêng (thông thường là 12 giờ trưa (đứng bóng), 6 giờ tối (chật vật) hoặc 3 giờ sáng (quỷ môn quan) làm cho họ cảm thấy thích bạn và bám víu theo. Trường hợp khác không cần lọt vào các cung giờ linh thiêng mà do bạn vô tình đi ngang nghĩa trang hoặc đám tang, nhìn vào di ảnh, rồi khen họ (đẹp mà chết trẻ uổng quá, tội nghiệp quá…) thì có khả năng họ sẽ theo bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *